Viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh: Cách điều trị an toàn cho bé

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

03/02/2021

Thời gian cập nhật

03/02/2021

Liên cầu thường được tìm thấy trong đường hô hấp, tiêu hóa và cơ quan sinh sản của con người. Một số loài trong đó có khả năng gây bệnh, như chứng viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

I. Viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

Liên cầu (Streptococcus) là những sinh vật hiếu khí gram dương. Chúng có dạng hình cầu hoặc hình oval, có xu hướng tạo thành chuỗi với nhau. Liên cầu khuẩn là thủ phạm của nhiều bệnh lý và rối loạn chức năng như viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết và viêm nội tâm mạc. 

Viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh

Liên cầu được phân loại dựa trên chuỗi đường biểu hiện trên lớp vỏ bên ngoài (nhóm Lancefield) và hành vi của chúng khi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (tan máu alpha hoặc beta). Hầu hết các liên cầu khuẩn quan trọng trong nhiễm trùng da thuộc nhóm Lancefield A, C và G, và có khả năng tan máu beta.

Viêm da do liên cầu cũng là bệnh lý khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Các thể bệnh lý phổ biến nhất là chốc lở, viêm mô tế bào và sốt tinh hồng nhiệt. 

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em?

Nhóm liên cầu khuẩn A là căn nguyên chủ yếu dẫn đến các chứng bệnh viêm da liên quan. Bình thường, liên cầu không gây hại mà chỉ bám dính bình thường trên da. Vậy nhưng, nếu có các rối loạn chức năng, làm da và cơ thể suy yếu, liên cầu khuẩn nhân cơ hội này xâm nhập vào cơ thể và phát triển, gây hại. 

Một số yếu tố thuận lợi để bùng phát viêm da do liên cầu là

  • Trẻ em bị suy giảm miễn dịch (sinh non, mới phẫu thuật, bệnh lý, suy dinh dưỡng,…).
  • Da có các vết thương hở, vùng da trầy xước, trợt loét. 
  • Vệ sinh thân thể kém. 
  • Da đọng mồ hôi, bụi bẩn, ẩm ướt. 
  • Thời tiết nóng bức, độ ẩm cao. 

III. Phân loại viêm da do liên cầu và dấu hiệu phát hiện

Rối loạn da liễu do liên cầu khuẩn gây ra khá đa dạng, với nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vị trí khởi sinh và mức độ bệnh. Bệnh thường xuất hiện sau mùa mưa, nhất là vùng ngập lụt, điều kiện vệ sinh kém. 

1. Chốc lở (Impetigo)

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng ở các lớp thượng bì của da. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Bệnh khởi phát khi mầm bệnh khuẩn xâm nhập vào vết cắt, vết xước hoặc vết cắn của côn trùng trên da bé. Chốc lở có thể có nguyên nhân do tụ cầu, nhưng cũng có thể do liên cầu nhóm A gây ra.

bệnh chốc lở

Triệu chứng của chốc lở thường biểu hiện như sau: 

  • Xuất hiện mụn nước, sưng đỏ, trợt loét xung quanh. 
  • Chủ yếu có mặt ở mặt, cánh tay và chân. 
  • Tổn thương chứa đầy mủ, vỡ ra sau vài ngày, chảy dịch và tạo một lớp vảy dày. 
  • Ngứa ngáy tại vùng da chốc lở. 

Chốc lở lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với tổn thương hoặc dịch mũi họng của trẻ mắc bệnh. Gãi làm tổn thương lan rộng hơn. 

Từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng thường trong khoảng từ 1 – 3 ngày. 

2. Viêm mô tế bào (Cellulitis) và viêm quầng (Erysipelas)

Viêm mô tế bào là tình trạng viêm da và các mô sâu bên dưới. Còn viêm quầng là một bệnh viêm của các lớp trên của da. Vi khuẩn liên cầu nhóm A là nguyên nhân phổ biến nhất của cả hai tình trạng này.

Dấu hiệu cảnh báo của viêm mô tế bào:

  • Sốt, ớn lạnh 
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Da đỏ và mềm
  • Xuất hiện vùng da phồng rộp, sau đó bong vảy.
  • Cảm giác ngứa và đau da. 

Triệu chứng viêm quầng như sau: 

  • Da phát ban đỏ hồng, nốt viêm có đường viền nhô cao, gồ lên rõ rệt. 
  • Da sưng, nóng, đau nhức. 
  • Có thể xuất hiện ở mặt, tay, chân
  • Gây sưng tay hoặc chân mãn tính (phù bạch huyết). 

3. Sốt tinh hồng nhiệt (Scarlet fever)

Ban tinh hồng nhiệt là chứng bệnh liên quan đến một số chủng liên cầu A. Bệnh đặc trưng với các chấm đỏ hồng phủ toàn bộ thân người. 

Ban tinh hồng nhiệt thường phát triển sau khi trẻ bị viêm họng, chốc lở. Trẻ em 4 – 8 tuổi là nhóm thường gặp ban tinh hồng nhiệt nhất. Liên cầu gây bệnh lan truyền theo đường giọt bắn, trong nước bọt. Tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, sử dụng chung đồ vật cũng có thể khiến bệnh lây lan. 

sốt tinh hồng nhiệt

Biểu hiện của sốt tinh hồng nhiệt gồm có:

  • Khởi phát sốt đột ngột; bé đau họng, sưng hạch cổ
  • Đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, sưng lưỡi
  • Phát ban xuất hiện sau khi sốt từ 12 – 48h; lan từ dưới tai, cổ, ngực xuống nách, háng và các vùng da khác. 
  • Vết ban bóng, nhỏ, kích thước đều, có thể nổi thành mảng; sờ vào có cảm giác nhám ráp. 
  • Vỡ mạch máu mỏng ở vùng nếp gấp, tạo đường đỏ gọi là đường Pastia. 

IV. Điều trị viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có thể khá khó để phân biệt giữa viêm da do liên cầu và các vi khuẩn khác như tụ cầu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Do đó, nên chọn thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, bao trùm nhóm các vi sinh vật có khả năng gây bệnh cao nhất. Flucloxacillin thích hợp hơn penicilin vì nó tiêu diệt được cả Staphylococcus (tụ cầu) và liên cầu.

Nếu đã xác nhận viêm da liên cầu ở trẻ nhỏ, thì kháng sinh thích hợp nhất thường là penicillin. Tất cả các liên cầu trong nhóm Lancefield đều rất nhạy cảm với penicillin. 

Điều trị viêm da liên cầu ở trẻ em

Những bệnh nhân bị dị ứng với penicillin có thể được cho uống erythromycin hoặc cephalosporin. Những dược chất này có hiệu quả chống lại hầu hết các liên cầu, mặc dù tình trạng kháng erythromycin đang ngày gia tăng.

Trong trường hợp nhiễm liên cầu A rất nặng, chẳng hạn như viêm cân mạc hoại tử, clindamycin có thể được thêm vào penicillin. Nguyên nhân vì số lượng quá lớn vi khuẩn có thể lấn át cơ chế hoạt động của penicillin.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các dạng thuốc sát trùng, nhằm giữ vết thương luôn sạch sẽ, khô rào, ngăn ngừa lây lan. Hay dùng nhiều là thuốc tím pha loãng 1/4000, dung dịch bạc nitrat 0,25 – 0,5%, methylen 1%, eosin 2%, chlorocid 1%. 

V. Chăm sóc cho trẻ em bị viêm da liên cầu

Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh cũng là vấn đề mà phụ huynh cần lưu tâm. Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ, như sau:

cho bé mặc quần áo thoáng mát

  • Tránh để trẻ gãi, dụi khi da bị thương. Cắt ngắn móng tay hoặc cho trẻ đeo bao tay (trẻ sơ sinh). 
  • Làm sạch vùng da bị bệnh đều đặn hàng ngày. 
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thông khí, thấm mồ hôi tốt. 
  • Không để bé dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, như khăn mặt, quần áo, chăn gối,…
  • Thường xuyên làm sạch phòng ở, thay mới chăn, gối, đệm. 
  • Cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, cá béo để tăng cường đề kháng. 

Trên đây là các thông tin liên quan về bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn: https://kutieskin.com.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đặt mua Kutieskin
  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.

  • Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng

Mục đích sử dụng*

Sản phẩm Số lượng Thành tiền
Kem mẩn ngứa - hăm96.000đ
Kem Dưỡng ẩm58.000đ
Kem chàm sữa Kutieskin225.000đ
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin186.000đ
Nước tắm gội thảo dược Kutieskin128.000đ
Kem chống nắng cho bé Kutieskin152.000đ
Sữa tắm gội cho bé Kutieskin130.000đ
Kem dưỡng môi Kutieskin86.000đ
Phí vận chuyển 20.000đ
Tổng tiền





    Công ty cổ phần dược mỹ phẩm cvi

    CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
    Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội 
    Email: cskh@cvi.vn    Hotline: (024)36686938

    © 2022, Kutieskin All Rights Reserved