Chàm sữa: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách chăm sóc cho trẻ

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

28/11/2020

Thời gian cập nhật

09/12/2022

Theo nhiều thống kê, chàm sữa là căn bệnh da liễu phổ biến nhất ở trẻ em, với khoảng 15 – 20% các em bé trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng, chàm sữa mang lại nhiều nhiều rắc rối, khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Vì thế, hiểu được căn nguyên, biết được biểu hiện và có cách thức chăm sóc, phòng ngừa đúng đắn bệnh chàm sữa là điều mà các bậc cha mẹ cần phải nắm vững. 

I. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa, là tình trạng tổn thương da liễu mãn tính và hay tái phát, vô cùng phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị chàm sữa thường xuất hiện rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ ngoài da, khiến da khô, ngứa, đóng vảy. 

Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm sữa

Trong số trẻ em bị chàm sữa, 90% có dấu hiệu trong vòng 5 năm sau sinh, đặc biệt trong vòng 3 – 6 tháng đầu và biến mất khi trẻ lên 2 – 4 tuổi. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, khả năng cao chàm sữa vẫn sẽ tiếp diễn và chuyển thành dạng chàm thể tạng nặng hơn. 

II. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ

1. Do di truyền

Cha mẹ bị dị ứng, hen suyễn, chàm cơ địa hay các bệnh da liễu liên quan như mề đay, vảy nến,… có nhiều khả năng sinh ra bé nhỏ bị chàm sữa. Trong nhiều báo cáo, đột biến mất chức năng trong FLG – gen mã hóa profilaggrin và filaggrin – dẫn đến da khô và có vảy, được cho là căn nguyên gây bệnh. 

Yếu tố di truyền

Filaggrin nằm trong tuyến phòng thủ của da, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các chất ngoại lai có thể dẫn tới các phản ứng miễn dịch không bình thường. Mất profilaggrin hoặc filaggrin khiến lớp sừng kém hình thành, cũng dễ bị mất nước. 

Các nghiên cứu di truyền ở người gần đây thể hiện rõ, sự xáo trộn chức năng hàng rào bảo vệ da là kết quả của việc giảm hoặc mất hoàn toàn biểu hiện filaggrin, khiến sự dịch chuyển chất gây dị ứng qua da được tăng cường.  

2. Cơ địa dị ứng

Viêm da dị ứng thường xảy ra ở những bé có ‘khuynh hướng dị ứng’. Điều này nghĩa là, cơ thể bé có nguy cơ phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên cả trong và ngoài cơ thể như thức ăn, hóa chất, bụi bẩn, lông động vật, thời tiết,…

Cơ địa dị ứng

Mồ hôi, nhiệt độ, quần áo thô ráp và một số thành phần trong sữa tắm, xà phòng, kem bôi da cũng được cho là những tác nhân kích thích chàm sữa xảy ra. Lưu ý, bé cũng có thể bị dị ứng với những nguồn protein lạ xuất hiện trong sữa, do mẹ nạp vào những món ăn giàu đạm, đồ tanh, các loại hải sản,…

III. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa

  • Ngứa, da có vảy, sần sùi, bong tróc, sưng tấy đỏ là những triệu chứng điển hình của chàm sữa. Nếu bệnh tiến triển, vùng da bị bệnh có thể dày lên và cứng lại. Các biểu hiện của lác sữa có một chút thay đổi trên các bộ phận cơ thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
  • Lúc đầu, trên da thường xuất hiện các các vùng mẩn đỏ, ban hồng hoặc mụn nước nhỏ li ti. Ngứa dữ dội là biểu hiện đặc trưng của chàm sữa, với tỷ lệ ước tính hơn 85%.
  • Bé thường có động tác gãi hoặc cọ xát vào chăn gối, làm nứt vỡ mụn nước, chảy dịch, đóng vảy lại. Da trở nên khô ráp, thô sần, đổi màu và xảy ra hiện tượng liken hóa –  tình trạng da dày lên, nổi cộm, sờ cứng và có màu thẫm đen. 

Có thể bạn chưa biết :

[ Bật mí ] Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ

[Hỏi đáp] Chàm sữa và viêm da cơ địa có điểm gì khác nhau ?

IV. Độ tuổi bé dễ mắc chàm sữa nhất

Cha mẹ nên nắm vững các dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa để phát hiện và có hướng xử lý kịp thời, tránh để bệnh lan rộng hơn. 

1. Với các bé sơ sinh (< 6 tháng tuổi)

Chàm sữa gặp nhiều trên má nhất, có tính đối xứng. Cằm, trán, da dầu cũng có thể là vùng bị ảnh hưởng, sau đó lây lan sang chân, tay hoặc thân mình. Tuy nhiên, vùng tã lót và nách ít gặp phải tình trạng này do được dưỡng ẩm tốt hơn. 

2. Ở giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi

Vết chàm thường có mặt ở khuỷu tay và đầu gối của bé – những vị trí dễ trầy xước hoặc cọ xát khi bé đang bò. Nếu vết phát ban bị nhiễm trùng, nó có thể tạo thành một lớp vảy màu vàng nhạt hoặc các nốt mủ rất nhỏ trên da.

3. Từ trên 2 tuổi

Các nếp gấp khuỷu tay và đầu gối, cổ tay, mắt cá chân và bàn tay của trẻ là những vị trí hay gặp triệu chứng nhất. Các khu vực nhạy cảm khác bao gồm mí mắt, tai, cổ và da đầu.Trẻ có thể phát triển mụn nước ngứa dạng cấp tính tái phát trên lòng bàn tay, ngón tay và đôi khi trên bàn chân.

Trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không yên giấc do cảm giác khó chịu, ngứa ngáy bệnh mang đến, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. 

V. Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ

Các phương pháp điều trị lác sữa phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện này, chưa có cách chữa khỏi lác sữa. Mục tiêu điều trị là hướng đến kiểm soát triệu chứng: giảm ngứa ngáy viêm sưng, bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

* Các định hướng điều trị bao gồm :

  • Nhận biết và ngăn trẻ tiếp xúc với các nguồn kích thích;
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, vệ sinh hợp lý hàng ngày;
  • Dùng các thuốc hóa dược ( corticoid tại chỗ, kháng histamin, kháng sinh bôi ngoài) hoặc các cách thức khác như quang trị liệu, liệu pháp miễn dịch; 
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc tích cực cho trẻ. 

1. Thuốc điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Một trong những loại thuốc thường được kê toa cho chàm sữa là corticosteroid tại chỗ nhằm giảm viêm ngứa trên da, khởi động quá trình chữa lành. Chỉ được bôi corticoid lên các vùng da bị bệnh với tần suất do bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc trong thời gian ngắn, khoảng 5-7 ngày. 

Thuốc corticoid

Khi tình trạng viêm đã được kiểm soát, hãy giảm hoặc ngừng sử dụng steroid theo hướng dẫn của nhân viên y tế : 

  • Một số vùng da nhất định – mặt, bộ phận sinh dục hay các vùng thường cọ xát với nhau dễ hấp thụ nhiều dược chất hơn. Các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi sử dụng corticoid ở những khu vực này. 
  • Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng corticoid lâu ngày hoặc sai cách là bào mòn da, rạn da, giãn tĩnh mạch, viêm da corticoid. Nặng hơn, trẻ có thể bị tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, suy tuyến thượng thận, chậm phát triển thể chất,…

Để giúp chống ngứa và hạn chế viêm khi mắc lác sữa, viêm da cơ địa, thuốc kháng histamin có thể được đề xuất, như: 

Thuốc kháng sinh histamin

  • Thế hệ 1: Diphenhydramine, Chlorpheniramine
  • Thế hệ 2: Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine

Ngoài ra, để giải quyết các triệu chứng nóng rát, đau đớn cho trẻ bị chàm, bác sĩ cũng có thể cho bé dùng một số loại giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Đây là các hợp chất an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

=>> Xem thêm: Top 9 thuốc bôi chàm sữa cho trẻ được ưa chuộng nhất 2021

2. Phương pháp quang học trị chàm sữa

Quang trị liệu, còn được gọi là liệu pháp ánh sáng, sử dụng các bước sóng khác nhau của tia cực tím (UV) trong điều trị chàm và viêm da cơ địa. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh chàm toàn thân hoặc cho bệnh chàm khu trú không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại chỗ. Loại quang trị liệu phổ biến nhất được sử dụng để điều trị chàm sữa ứng dụng tia UVB băng hẹp.  

3. Liệu pháp sinh học với bệnh chàm sữa

Với sự phát triển vượt bậc trong y học, ngày nay, thuốc sinh học là một trong những liệu pháp đang được tập trung khai thác nhiều nhất hiện nay vì về cơ bản, chúng sử dụng DNA của con người để điều trị một số bệnh ở cấp độ hệ thống miễn dịch.

Liệu pháp sinh học trị bệnh chàm sữa

Trẻ mắc chàm, viêm da cơ địa sẽ được tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một loại chất đặc biệt. Đó là hỗn hợp chứa các protein có nguồn gốc từ mô hoặc tế bào sống, được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. 

Liệu pháp sinh học ngăn chặn các interleukin đặc hiệu liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào, ngăn chặn hoặc hạn chế một phần hoạt động của hệ miễn dịch. Những phản ứng viêm sẽ thuyên giảm hoặc ít nghiêm trọng hơn, nhờ đó cải thiện triệu chứng của bệnh lác sữa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

*/Lưu ý khi điều trị chàm sữa cho trẻ em

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, làn da trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và mỏng manh. đặc biệt ở những năm tháng đầu đời. Vậy nên, nếu phát hiện các dấu hiệu chàm sữa, viêm da ở trẻ, cha mẹ không nên tự ý xử lý mà nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, nhằm có cách thức điều trị phù hợp. 

  • Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp đắp lá hay tự ý dùng thuốc bừa bãi, có khả năng càng làm tổn thương nặng hơn hoặc gây tác dụng phụ. 
  • Kháng sinh liều cao không nên được sử dụng ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trừ trường hợp xuất hiện bội nhiễm hoặc có đơn thuốc của bác sĩ. Một số kháng sinh được chống chỉ định cho trẻ em dưới 18 tuổi, hoặc có khả năng gây hiện tượng quá mẫn và phản vệ. 

VI. Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị chàm sữa

1. Chế độ dinh dưỡng

Đối với trẻ sơ sinh, nên để bé bú đủ 6 tháng đầu bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ và tác động đến sự phát triển của miễn dịch trong tương lai.  

Ngoài IgA, có bốn loại globulin miễn dịch khác trong sữa mẹ. Chúng là IgE, IgG, IgM và IgD. Sữa non, chỉ sản xuất trong vòng 72h sau khi sinh, có hàm lượng globulin miễn dịch rất cao, đặc biệt là IgA. Các yếu tố này không chỉ chống lại nhiều tình trạng bệnh lý, nhiễm trùng, mà còn bảo vệ bé chống lại các bệnh dị ứng như chàm sữa, ho hen, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình bị dị ứng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em

Sữa mẹ còn cung cấp cho bé một vi chất quan trọng: vitamin D. Vitamin D có mặt trên nhiều tế bào hoạt động miễn dịch, đáng chú ý nhất là lympho bào T. 

Theo tạp chí Nutrients, trẻ được sử dụng sữa mẹ đầy đủ có khả năng phòng ngừa chàm sữa, cũng như các bệnh lý dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn,… tốt hơn. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên rằng, không nên cho trẻ bị chàm dùng một số thực phẩm như trứng, đậu phộng, hải sản, chocolate, lúa mạch,… vì nguy cơ kích hoạt các phản ứng miễn dịch, gây viêm nặng hơn. 

Một số thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé là:

  • Cá: Một nguồn acid béo omega-3 tự nhiên, kháng lại các chứng viêm trong cơ thể. Ví dụ về các loại cá giàu omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích,…
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn: Probiotic, hay lợi khuẩn, là những vi khuẩn thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hạn chế viêm nhiễm. Thực phẩm chứa probiotic dùng cho trẻ nổi bật nhất là sữa chua và các loại phomai. 
  • Thực phẩm giàu chất flavonoid chống viêm: Táo, bông cải xanh, quả cherry, rau chân vịt, cải xoăn, quả việt quất,…

=>> Xem thêm: Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để bé mau khỏi?

2. Vệ sinh

Chàm sữa gây ra các khiếm khuyết trong lớp sừng hoặc hàng rào bảo vệ da, khiến hơi nước bay hơi và da trở nên khô ráp, tróc vảy. Lớp bảo vệ bị tổn thương cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, khói bụi,… xâm nhập và gây hại. 

Thứ tự các bước vệ sinh, dưỡng ẩm được khuyến cáo bởi Hiệp hội Eczema Quốc gia Hoa Kỳ (National Eczema Association) gồm các bước sau:

Bước 1: Tắm cho trẻ bằng nước ấm (không dùng nước nóng) trong thời gian ngắn (khoảng 5-10 phút) ít nhất 1 lần/ngày.Tránh chà xát da bằng các loại vật liệu thô như bông tắm hay xơ mướp. 

Bước 2: Lựa chọn những loại sữa tắm dịu nhẹ, không màu, không mùi, có bổ sung các thành phần thảo mộc hoặc tinh dầu dưỡng ẩm càng tốt. Một số thành phần nổi bật mẹ có thể tham khảo là tinh chất yến mạch, nghệ, cam thảo, bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân,…

Bước 3: Không nên dùng các loại xà phòng tẩy rửa mạnh, sẽ làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. 

Vệ sinh cho trẻ

Bước 4: Khi tắm xong, vỗ nhẹ bằng khăn bông mềm để thấm bớt nước. Mẹ nhớ để lại một chút độ ẩm trên da bé nhé. 

Bước 5: Tiếp theo, thoa các sản phẩm chàm sữa hoặc kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho trẻ nhỏ trên những vùng da bị ảnh hưởng. Cố gắng thực hiện trong vòng 3 phút sau tắm để hạn chế lượng ẩm bị mất trên da.Để nguyên lớp kem trong vài phút cho hoạt chất thẩm thấu hoàn toàn. 

Bước 6: Cho bé mặc quần áo làm bằng các chất liệu thoáng khí, thấm mồ hôi như vải cotton, không có các chi tiết cứng, bó chặt vào da. Mẹ cũng nên cho bé đeo thêm bao tay để tránh bé gãi hoặc cọ xát vào da làm da trầy xước và tổn thương. 

3. Dùng các thành phần dưỡng da dành cho bệnh chàm sữa 

  • Yến mạch: Giàu lipid, protein, các vitamin và khoáng chất, yến mạch phục hồi chức năng của lớp hàng rào biểu bì ngoài da, dưỡng ẩm, giảm kích ứng và cân bằng pH trên bề mặt niêm mạc. 
  • Bơ hạt mỡ: Trong bơ hạt mỡ có hàm lượng chất béo tốt và vitamin cực cao, mang đến tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm tuyệt hảo. Trên các vùng da bị viêm sưng, bơ hạt mỡ giảm thiểu tình trạng ửng đỏ và tăng cường tái tạo tế bào. 
  • Dầu hạnh nhân: Từ xa xưa, dầu hạnh nhân đã được ứng dụng trong các bệnh chàm và vảy nến. Vitamin E, acid béo cùng các vi chất như kali, kẽm kết hợp với nhau, vừa chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da. 

Hiện nay, một trong những sản phẩm kem bôi được các mẹ ưa thích nhất, không thể bỏ qua kem chàm sữa Kutieskin, với những thành phần thiên nhiên hàng đầu dành cho da em bé như tinh chất yến mạch, chiết xuất cam thảo, nano nghệ trắng, bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân,…

Kutieskin làm dịu tức thời các vết mẩn đỏ, viêm sưng, dưỡng ẩm mềm mịn, hạn chế bong tróc, nứt nẻ trên da và đẩy mạnh quá trình phục hồi, tái tạo vùng da bị thương tổn. 

Kem chàm sữa Kutieskin đặc biệt nói không với corticoid và paraben, an toàn và lành tính, phù hợp với cả những làn da nhạy cảm nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

4. Môi trường

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn đệm, quần áo hoặc các vật dụng tiếp xúc với em bé là cách thức kiểm soát bệnh chàm sữa hiệu quả. Điều này giúp hạn chế bé phải tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc,…, phòng ngừa chàm sữa.  

Giữ cho nhiệt độ phòng duy trì ở khoảng ổn định từ 26 – 28 độ C. Đây được cho là mức nhiệt vừa phải cho trẻ nhỏ, không quá lạnh khiến bé bị cảm, cũng không quá nóng làm trẻ dễ ra mồ hôi. Tránh thay đổi quá đột ngột và để quạt gió chĩa thẳng vào bé. 

VII. Trẻ bị chàm sữa nên kiêng ăn gì?

Đối với trẻ em bị chàm sữa, lác sữa, loại bỏ một số loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có thể hỗ trợ hạn chế các triệu chứng bệnh bùng phát và lan rộng hơn. Mẹ cũng cần lưu ý kiêng khem nếu bé vẫn trong giai đoạn bú mẹ, tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa. 

1. Thực phẩm cay nóng

Các loại gia vị mạnh như tiêu, ớt,… không phải là nguyên nhân gây nên lác sữa. Tuy nhiên, tiêu ớt lại có nguy cơ khiến bé bị nóng, chảy nhiều mồ hôi, kích thích các vết chàm gây ngứa rát, khó chịu.

Thực phẩm cay nóng

2. Đồ tanh

Dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em. Trong vỏ một số loại hải sản như tôm, cua chứa một số protein đặc biệt, có khả năng gắn kết với kháng thể IgE. Hệ thống miễn dịch sẽ bị kích hoạt, dẫn đến hàng loạt phản ứng dị ứng, mức độ từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng. 

3. Đường tinh luyện

Đường khiến lượng insulin trong máu tăng vọt, kích hoạt các chuỗi phản ứng viêm rải rác khắp cơ thể. Tránh cho bé ăn nhiều các loại bánh kẹo, nước uống ngọt có màu. Bên cạnh đường tinh luyện, các loại đồ ăn này còn chứa đầy phẩm màu và các loại phụ gia thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. 

Đường tinh luyện

4. Chất béo bão hòa

Ngược lại với các loại acid béo vô cùng có lợi cho da, chất béo bão hòa, còn gọi là chất béo trans, lại càng khiến các tình trạng chàm sữa, viêm da, dị ứng của bé tiến triển nặng hơn. Vì thế, mẹ nên hạn chế các món chiên rán, thịt mỡ, đồ ăn nhanh,… trong bữa ăn hàng ngày. 

Bài viết đã giúp bạn biết các thông tin đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn chăm sóc đúng cách cho trẻ nhỏ bị chàm sữa. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy comment bên dưới bài đăng để chúng tôi kịp thời giải đáp.

Liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được tư vấn về các vấn đề da liễu ở trẻ em và đừng quên truy cập website https://kutieskin.com.vn thường xuyên nếu không muốn bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm :

Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì? Bật mí các loại lá tốt cho da trẻ

[ Giải đáp ] Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Nguồn : https://kutieskin.com.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đặt mua Kutieskin
  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.

  • Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng

Mục đích sử dụng*

Sản phẩm Số lượng Thành tiền
Kem mẩn ngứa - hăm96.000đ
Kem Dưỡng ẩm58.000đ
Kem chàm sữa Kutieskin225.000đ
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin186.000đ
Nước tắm gội thảo dược Kutieskin128.000đ
Kem chống nắng cho bé Kutieskin152.000đ
Sữa tắm gội cho bé Kutieskin130.000đ
Kem dưỡng môi Kutieskin86.000đ
Phí vận chuyển 20.000đ
Tổng tiền





    Công ty cổ phần dược mỹ phẩm cvi

    CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
    Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội 
    Email: cskh@cvi.vn    Hotline: (024)36686938

    © 2022, Kutieskin All Rights Reserved