Trẻ nhỏ sở hữu làn da vô cùng nhạy cảm, mỏng manh và dễ bị tổn thương. Chỉ cần một tác động từ bên trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cũng có khả năng dẫn đến tình trạng viêm sưng, mẩn đỏ thể hiện ngoài da.
Tuy không quá nguy hại cho sức khỏe, mẩn ngứa buổi đêm vẫn làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm phải làm sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.
Vào đêm, tình trạng ngứa ngáy làm bé bứt rứt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Lúc này, mẹ nên lựa chọn các cách thức làm dịu da, giảm ngứa nhanh để giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu, cho bé ngủ yên giấc.
Một số phụ huynh lại tin tưởng lựa chọn các loại thảo dược khi bé bị mẩn ngứa về đêm. Hiệu quả thu được khả quan, nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền nên phương pháp này được nhiều cha mẹ ứng dụng.
Các loại lá hay được dùng cho trẻ bị mẩn ngứa có thể kể đến:
Một trong những loại dược liệu được dùng để trị các bệnh da liễu cho trẻ em phổ biến nhất. Tính hàn lương, tác dụng tản nhiệt, tiêu viêm, thải độc, lại thân thiện với làn da trẻ em, lá khế giải quyết các tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy cực kỳ hiệu quả. Mẹ chỉ cần kiên trì tắm lá khế liên tục 3 – 4 ngày là các vết mẩn đỏ sưng đã giảm đáng kể.
Vị cay, tính ấm, tía tô dồi dào các loại tinh dầu, hỗ trợ giải độc, sát khuẩn rất tốt. Tía tô mở rộng các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho các chất bã thải đọng lại được thoát ra ngoài, tạo cảm giác thông thoáng, thư thái trên da. Bên cạnh cách nấu nước tắm, mẹ có thể vò nát lá tía tô rồi chấm lên vùng da mẩn ngứa cho con.
Theo các nghiên cứu hiện đại, lá dâu tằm có thành phần gồm các acid hữu cơ, coumarin, flavonoid và nhiều vi chất hữu ích cho làn da như vitamin C, B,… Tắm lá dâu tằm hỗ trợ thổi bay các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và gây bệnh trên da của bé.
Trên thị trường hiện nay, các loại kem bôi dịu da cho bé chủ yếu chứa thành phần từ dưỡng ẩm, làm dịu lành tính như vaselin, paraffin hoặc các loại dầu dưỡng như bơ shea, dầu hạt bơ, dầu hạnh nhân, yến mạch,…
Các thế hệ kem dưỡng mới còn bổ sung thêm các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, đẩy mạnh quá trình chữa lành và tái tạo da, chẳng hạn như nano bạc, chiết xuất cam thảo, tinh chất nghệ vàng,…
Một trong các sản phẩm dưỡng da, giảm kích ứng đang được các mẹ cực kỳ yêu thích dạo gần đây phải kể đến Kutieskin. Với bảng thành phần hoàn toàn thiên nhiên, chứa các dưỡng chất nuôi dưỡng, làm dịu da hàng đầu như yến mạch, cam thảo, nano nghệ trắng, bơ shea, dầu hạnh nhân,…
Với tính trạng mẩn ngứa sưng nặng, lan rộng, mẹ có thể sẽ cần đến những loại thuốc bôi da với dược lực tính mạnh. Những dạng thuốc bôi da hiện nay cho trẻ chủ yếu chứa các nhóm hoạt chất kháng histamin hoặc corticoid, với hiệu quả giảm viêm sưng, ngứa ngáy gần như tức thì.
Thuốc kháng histamin được chia thành thế hệ 1 và 2, với một số hoạt chất nổi bật được chỉ định cho trẻ nhỏ là cetirizine, loratadin hoặc fexofenadine. Corticoid được chỉ định khi trẻ không đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị khác, thường sử dụng hydrocortisone.
Tuy nhiên, thuốc hóa dược tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt trên đối tượng trẻ em, như gây buồn ngủ, khô miệng, bào mòn da, giãn mao mạch, rối loạn chức năng tuyến thượng thận,….
Chính vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các thuốc bôi cho trẻ mà không có sự hướng dẫn của các chuyên viên y tế. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời hạn.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn về đêm, cả từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Việc xác định được yếu tố khiến các vết mẩn xuất hiện trên da sẽ giúp cha mẹ tìm được phương hướng điều trị đúng đắn.
Đối với con người, một số cơ chế sinh lý tự nhiên gây ngứa vào ban đêm. Một số chức năng của da cũng bị điều khiển bởi nhịp sinh học, như vấn đề tăng giảm nhiệt độ, điều tiết độ ẩm và ảnh hướng đến hàng rào bảo vệ ngoài da.
Các chức năng này thay đổi hàng đêm. Ví dụ, vào buổi tối, thân nhiệt tăng lên, đồng thời dòng cũng được vận chuyển nhiều hơn đến các lớp da, làm da ấm hơn. Sự gia nhiệt khiến bé cảm thấy ngứa ngáy.
Cơ thể cũng bài tiết ra một số hợp chất tùy thuộc từng khoảng thời gian trong ngày. Vào ban đêm, cytokine được tiết ra nhiều hơn, khởi động hàng loạt các phản ứng viêm. Trong khi đó, quá trình sản xuất hormone giảm viêm corticosteroid chậm lại.
Ngoài những yếu tố này, da trẻ mất nước nhiều hơn vào ban đêm. Vậy nên vào buổi tối, đặc biệt trong tiết trời khô hanh, thiếu ẩm, trẻ bị mẩn ngứa về đêm nhiều hơn.
Cùng với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, một số bệnh lý khác cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm, hoặc làm tình trạng này tồi tệ hơn vào buổi tối.
Để cải thiện hiệu quả khi trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm, cha mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề liên quan sau đây:
Hi vọng rằng, qua những thông tin vừa rồi, mẹ đã nắm được các nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách giải quyết an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Xem thêm :
Nguồn : https://kutieskin.com.vn/
Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.
Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng
Mục đích sử dụng*
Sản phẩm | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|
Kem mẩn ngứa - hăm | 96.000đ | |
Kem Dưỡng ẩm | 58.000đ | |
Kem chàm sữa Kutieskin | 225.000đ | |
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin | 186.000đ | |
Nước tắm gội thảo dược Kutieskin | 128.000đ | |
Kem chống nắng cho bé Kutieskin | 152.000đ | |
Sữa tắm gội cho bé Kutieskin | 130.000đ | |
Kem dưỡng môi Kutieskin | 86.000đ | |
Phí vận chuyển | 20.000đ | |
Tổng tiền |
CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội
Email: cskh@cvi.vn Hotline: (024)36686938