Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Làm gì khi trẻ bị rôm sảy ?

Tác giả

Dược sĩ Như Bình

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Thanh Tú

Thời gian đăng

11/12/2020

Thời gian cập nhật

06/12/2022

Rôm sảy ở trẻ nhỏ là một chứng bệnh da liễu cực kỳ phổ biến , đặc biệt vào mùa nắng nóng. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn còn loay hoay, chưa biết trẻ bị rôm sảy phải làm sao, làm thế nào để hết rôm sảy ở trẻ em. Bài viết này của Kutieskin sẽ là lời giải đáp hoàn hảo cho cha mẹ

I. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy?

Để biết được phải làm thế nào khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ phải biết được đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này ở bé. Với trẻ em, rôm sảy thường gặp ở 3 dạng sau:

  • Dạng tinh thể: Dạng rôm sảy này không có biểu hiện viêm bên ngoài. Thường nhận biết qua dấu hiệu sốt và xuất hiện một số vùng da tróc mảng. Rôm sảy tinh thể hay gặp ở bé sơ sinh, có tuyến mồ hôi chưa được hoàn thiện. 
  • Rôm đỏ: Thời tiết oi bức hay quần áo bó chật, không thông thoáng khiến mồ hôi đọng lại trên da, gây bít tắc nang lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan. 
  • Rôm sâu: Nếu tình trạng rôm đỏ kéo dài ngày, dễ dẫn tới tổn thương nặng các tuyến mồ hôi và để lại các nốt rôm sâu dưới da. 

Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu từ môi trường như thời tiết, không gian phòng ở chật bí, không được vệ sinh sạch hoặc bé dị ứng với các tác nhân như lông động vật, phấn hoa, hóa chất, nước,… 

Theo thống kê, trẻ được sinh bởi bố mẹ dễ dị ứng thì tỷ lệ bị rôm sảy cũng cao hơn. Trẻ nhỏ, ống dẫn mồ hôi kém phát triển hoặc chưa hoàn thiện cũng dễ mắc rôm sảy. 

II. Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Các biện pháp trị rôm sảy an toàn cha mẹ nên áp dụng

Nhiều cha mẹ cho rằng, rôm sảy chỉ là bệnh thời tiết. Khi trời bớt oi nóng thì các vết rôm sẽ tự động hết theo. Vậy nhưng, các bác sĩ nhi khoa chỉ ra, đây là một quan niệm sai lầm. 

Bên cạnh không khí nóng bức khiến trẻ bị rôm sảy, còn có rất nhiều các căn nguyên khác tạo nên tình trạng này trên da bé. Trong một số trường hợp, khi các nốt rôm còn mới, gặp điều kiện thuận lợi có thể tự lặn xuống.

Rôm sảy

Nhưng đa phần, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, các vùng da bị rôm sảy, mẩn ngứa sẽ ngày càng nặng hơn và lan rộng sang các khu vực bình thường, dễ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và để lại tổn thương sâu trên da. 

Chính vì thế, phát hiện sớm và có những cách thức chăm sóc, chữa trị phù hợp sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi những nốt rôm sảy. 

1. Dùng kem bôi da

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều các loại kem bôi da dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để khắc phục tình trạng mẩn ngứa, viêm sưng trên da. Các sản phẩm này có thể chứa các thành phần chống viêm, diệt khuẩn, giảm kích ứng hoặc cấp ẩm, dưỡng da,.. nên hỗ trợ giải quyết các nốt rôm sảy hiệu quả. 

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm kem bôi rôm sảy cho bé Kutieskin rất được ưa chuộng dạo gần đây. Với công thức hoàn toàn thiên nhiên, chứa các tinh chất thảo dược được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu như yến mạch, cam thảo, siêu nghệ trắng, bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân,…

Bộ ba kutieskin

Kutieskin đánh bay các nốt rôm, giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy, hạn chế kích ứng, bong tróc da và đẩy mạnh tốc độ phục hồi tế bào, tránh để lại thâm sẹo trên da. 

Kutieskin không chứa corticoid hay paraben, lành tính và an toàn cho cả những làn da nhạy cảm nhất. Sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Mẹ còn có thể sử dụng kem Kutieskin để bôi trên các vết côn trùng cắn hay vùng da bị khô, nứt nẻ cho bé, mang lại hiệu quả rất tốt. 

Ngoài ra, còn có một số sản phẩm kem bôi khác như:

  • Xịt rôm sảy Kobayashi  – Nhật Bản
  • Kem bôi da Yoosun rau má
  • Kem bôi Aderma cho trẻ bị rôm sảy; …

2. Dùng thuốc ngoài da

Việc dùng thuốc cho trẻ nhỏ nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Cha mẹ không nên tự ý đi mua thuốc bôi cho bé mà không có sự tư vấn, hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ, dược sĩ. 

Bôi thuốc cho trẻ

Trong những trường hợp bé bị rôm sảy nặng, ngừa ngáy nhiều, da có biểu hiện tổn thương và viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên cho bé đi khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín để có hướng giải quyết. 

Một số loại dược chất thường được dùng cho trẻ em mắc rôm sảy là:

2.1. Steroid tại chỗ

Có rất nhiều các loại corticoid bôi ngoài, với độ mạnh yếu đánh số từ 1 đến 7. Hoạt tính chống viêm cực kỳ mạnh mẽ của corticoid giải quyết nhanh chóng nhiều rồi loạn da liễu, trong đó có rôm sảy. 

Vậy nhưng, việc sử dụng steroid lâu ngày, không đúng cách gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Bào mòn da, viêm da bội nhiễm, xuất huyết, giãn mạch dưới da,… là một số tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra. Vì thế, corticoid chỉ là phương án cuối cùng, khi các biện pháp khác trị rôm sảy không mang lại hiệu quả. 

2.2. Lanolin

Lanolin được tiết ra bởi tuyến bã của cừu ở dạng đặc nhờn, màu vàng. Khi nguyên liệu thô này được xử lý loại bỏ các tạp chất của nó, chất tạo thành được gọi là anhydrous lanolin, hay lanolin khan. Theo Mayo Clinic, lanolin khan hạn chế việc bít tắc các tuyến mồ hôi – một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rôm sảy. 

lanolin

Lanolin thường được dùng cho các trường hợp rôm sảy nặng như rôm sâu, có mủ. Tuy nhiên, hợp chất này có thể gây dị ứng, nên phải sử dụng thận trọng. 

2.3. Calamine

Theo Healthline, thành phần hoạt tính trong dung dịch calamine là sự kết hợp của oxit kẽm và 0,5% oxit sắt. Oxit sắt tạo cho calamine màu hồng đặc trưng. Calamine làm dịu các vết ngứa hay kích ứng trên da. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày, nhưng không được bôi lên mắt, trong mũi hay gần miệng. Không được uống. 

Calamine

Calamine là một dược chất không kê đơn, nghĩa là mẹ có thể mua được mà không cần chỉ định của bác sĩ. Nó nằm trong danh sách các thuốc chống viêm và chống ngứa thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 

2. Dùng mẹo dân gian trị rôm sảy

Sử dụng các cách thức dân gian trị rôm sảy cho trẻ cũng được cha mẹ ưa chuộng vì độ lành tính, an toàn, dễ kiếm nguyên liệu. 

2.1. Dùng lá khế trị rôm sảy

Lá khế là vị thuốc dân cổ truyền được ứng dụng rộng rãi cho các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ. Bên cạnh rôm sảy, mẩn ngứa, lá khế còn dùng để trị các chứng mề đay, phát ban, sởi,… hiệu quả. Tác dụng này là nhờ khả năng giải độc, tiêu viêm, tản nhiệt cực tốt của lá khế. 

Lá khế

Mẹ có thể dùng lá khế cho bé tầm 3 – 4 lần/ tuần, sẽ giúp đánh bay rôm sảy trên da bé nhanh chóng. Cách làm cực đơn giản, như sau:

  • Cách 1: Lấy một nắm lá khế, rửa sạch rồi bắc lên bếp, đun sôi với nước trong vòng 5 phút. Lọc bỏ bã, rồi lấy phần nước thu được pha nước tắm cho trẻ. 
  • Cách 2: Chọn một ít lá khế tươi, đã làm sạch. Bắc một nồi nước lên bếp, thả lá khế rồi đun sôi trong 3 – 5 phút. Hạ nồi xuống, rồi dùng hơi nước bốc lên để xông người. Lưu ý, mẹ chỉ nên thực hiện cách thức này với các bé đã lớn, và phải cẩn thận tránh bỏng. 

2.2. Tía tô tắm giảm rôm sảy

Tía tô có tính ấm, vị cay, chứa nhiều các tinh dầu. Vậy nên, loại thảo dược này giảm bít tắc nang lông, hạn chế nhiễm trùng, làm da thoáng mát, dễ chịu. Bên cạnh rôm sảy, tắm lá tía tô còn giúp bé ngăn chặn các bệnh ngoài da khác như chàm, hăm tã, nổi mề đay,…

Lá tía tô

Mẹ chọn một ít tía tô còn non, nguyên lá, không bị sâu bệnh, rửa sạch rồi ngâm muối loãng khoảng 10 – 20 phút cho sạch bụi bẩn. Cho lá vào đun với nước sạch, rồi pha tắm cho trẻ khoảng 2 – 3 lần/ tuần. 

2.3. Trầu không trị rôm sảy 

Các hợp chất polyphenol và tinh dầu trong trầu không mang lại hiệu quả giảm viêm nhiễm, sát khuẩn mạnh mẽ. Khi dùng trên vùng da rôm sảy, trầu không giảm ngứa ngáy, ửng đỏ, lại ức chế vi khuẩn xâm nhập, tấn công bé lúc da đang tổn thương. 

Cách dùng lá trầu không tương tự như trên. Nhưng mẹ nhớ rằng, không nên tắm lá trầu không quá nhiều cho trẻ, chỉ khoảng 2 – 3 lần trong tuần. Hơn nữa, trầu không có thể kích ứng da, nên mẹ nhớ thử một lượng nhỏ trước cho bé và tốt nhất, không nên dùng ở trẻ sơ sinh và trẻ có làn da quá nhạy cảm, cơ địa dị ứng. 

Lá trầu không

Bên cạnh các lợi ích, nhiều chuyên gia cảnh cáo về việc sử dụng lá bôi, tắm cho trẻ em có nguy cơ dẫn đến những hiểm họa khó lường. Nguyên nhân là vì, trong các dược liệu, bên cạnh các hoạt chất gây tác dụng, còn chứa vô số các tạp như dầu, nhựa,… 

Hơn nữa, nếu sinh trưởng ở vùng đất bị ô nhiễm, hoặc chứa dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trường, những thảo dược này không những không giải quyết tình trạng rôm sảy cho bé mà còn gây kích ứng làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. 

 

III. Chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy ra sao? Bé bị rôm sảy nên ăn gì, kiêng gì?

 

1. Chăm sóc cho trẻ mắc rôm sảy

Tuy khiến bé khó chịu, rôm sảy không hẳn là một căn bệnh nguy hiểm, và sẽ được xử lý dứt điểm với nhiều biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là, cha mẹ phải biết cách chăm sóc tại nhà cho trẻ. 

Bé bị rôm sảy phải làm sao

  • Không nên cho bé ở nơi bí khí, nóng bức hay ẩm thấp. Mẹ nên trang bị thêm quạt hoặc điều hòa không khí để điều tiết nhiệt độ cho bé. 
  • Hạn chế cho trẻ vận động quá mức khi trẻ bị rôm. Tắm cho bé mỗi ngày và chú ý lau sạch các vùng dễ đọng mồ hôi như nách, cổ, kẽ chân, tay,…
  • Hạn chế mặc cho bé các loại quần áo làm từ chất liệu nilon, không thấm mồ hôi. Vải cotton thông thoáng, hút ẩm tốt sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bé nhỏ. 

2. Bé bị rôm sảy nên ăn gì, kiêng gì?

Theo các chuyên gia, rôm sảy chủ yếu do bé bị nóng, ra nhiều mồ hôi đọng trên da. Vậy nên, những món ăn, thức uống giải nhiệt cho bé (và mẹ trong trường hợp trẻ còn bú) sẽ đóng góp cho công cuộc điều trị rôm sảy. Mẹ có thể tham khảo danh sách dưới đây:

Bé bị rôm sảu nên ăn gì

  • Rau xanh: rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, rau má,…
  • Đậu, củ: Khoai lang, đậu xanh, mã thầy,…
  • Trái cây: Cam quýt, bưởi, lê, dâu tây, chanh leo,…
  • Các loại nước: Nước bột sắn dây, râu ngô,…

Bên cạnh đó, mẹ cũng tránh cho bé sử dụng nhiều món chiên, rán, các loại nước ngọt có ga, thực phẩm chứa nhiều đường hay trái cây nóng. Những món ăn này tuy được nhiều bé nhỏ ưa thích nhưng dễ gây nóng trong, khởi động các phản ứng viêm nhiễm và làm tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Làm thế nào để hết rôm sảy ở trẻ em? Câu trả lời chi tiết đã có ở bài viết trên. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Nguồn : https://kutieskin.com.vn/

Dược sĩ Như Bình

Dược sĩ Như Bình tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại Kutieskin.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đặt mua Kutieskin
  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.

  • Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng

Mục đích sử dụng*

Sản phẩm Số lượng Thành tiền
Kem mẩn ngứa - hăm96.000đ
Kem Dưỡng ẩm58.000đ
Kem chàm sữa Kutieskin225.000đ
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin186.000đ
Nước tắm gội thảo dược Kutieskin128.000đ
Kem chống nắng cho bé Kutieskin152.000đ
Sữa tắm gội cho bé Kutieskin130.000đ
Kem dưỡng môi Kutieskin86.000đ
Phí vận chuyển 20.000đ
Tổng tiền





    Công ty cổ phần dược mỹ phẩm cvi

    CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
    Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội 
    Email: cskh@cvi.vn    Hotline: (024)36686938

    © 2022, Kutieskin All Rights Reserved